Ngày 24.11,àgiáocótráchnhiệmbảotồngìngiữvàlưutruyềngiátrịvănhógoogle play console tại Thừa Thiên-Huế, Trường ĐH Sư phạm-ĐH Huế đã chủ trì, phối hợp với nhiều trường ĐH, viện nghiên cứu trong và ngoài nước tổ chức hội thảo khoa học quốc tế văn hóa và giáo dục lần thứ 4 năm 2023 (ICCE 2023).
Tìm kiếm những giải pháp giáo dục giá trị văn hóa hiệu quả
Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS-TS Nguyễn Thành Nhân cho biết năm nay số lượng bài viết đăng ký và gửi đến nhiều hơn 30%, khẳng định sức hút và tầm quan trọng của hội thảo.
Ông Nhân cho rằng, việc bảo tồn, gìn giữ và lưu truyền những giá trị văn hóa, của dân tộc Việt Nam cũng như của các dân tộc khác trên thế giới không chỉ đặt lên vai của những người làm văn hóa mà của chính những nhà khoa học, nhà giáo dục ở các trường ĐH, nhất là trường sư phạm.
Dịp này, đông đảo diễn giả, giảng viên, nhà khoa học trong nước và quốc tế đã quy tụ về TP.Huế để chia sẻ những nội dung lý luận, thực tiễn về giáo dục giá trị văn hóa cho con người trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Qua đó, tìm kiếm những giải pháp giáo dục giá trị văn hóa hiệu quả, hội nhập nhưng vẫn giữ được bản sắc của mỗi quốc gia, dân tộc.
Nhiều ý tưởng đưa văn hóa vào giáo dục
Bài trình bày của nhóm tác giả Trường ĐH Sư phạm-ĐH Huế chủ đề "Xây dựng chương trình giáo dục giá trị văn hóa Huế thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh phổ thông" đã được các đại biểu đánh giá cao.
Nhóm tác giả này trình bày kết quả nghiên cứu về xây dựng khung chương trình giáo dục giá trị văn hóa Huế thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh phổ thông trên địa bàn.
Những giải pháp đề ra xoay quanh việc để học sinh có một hiểu biết đầy đủ về nội dung, vai trò, ý nghĩa các giá trị đặc trưng của văn hóa Huế; góp phần vào việc giữ gìn, phát huy, quảng bá bản sắc văn hóa Huế.
Theo nhóm tác giả, việc bảo vệ, duy trì và phát triển các giá trị văn hóa Huế sẽ làm điểm tựa để sáng tạo giá trị văn hóa mới, và là cơ sở để giao lưu văn hóa quốc tế. Đồng thời, hoạt động giảng dạy này đáp ứng với xu thế đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Một ý tưởng khác từ nhóm các nhà nghiên cứu Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đề xuất cần tích hợp giáo dục văn hóa qua dạy học tiếng Việt ở tiểu học.
Cụ thể, các tác giả nhận định văn hóa và văn học khơi dậy ở con người khả năng khám phá cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, yêu cái đẹp và suy nghĩ, hành động, sáng tạo theo cái đẹp. Do đó, giáo dục văn hóa cho học sinh tiểu học qua dạy học môn tiếng Việt sẽ tạo dựng ý thức, thói quen và hành vi văn hóa chuẩn mực...
Thông qua ý tưởng này, các nhà giáo có thể sử dụng hiệu quả các tài liệu đọc, kể chuyện, nói và nghe để cung cấp cho học sinh những trải nghiệm năng động các bài học phong phú về văn hóa.