Bài hát thật nhiều nhịp staccato Xin chào xin chàolà lời chào mở đầu live show Tựa như gió phiêu ducủa nhạc sĩ Đức Trí (Trung tâm Hội nghị quốc gia,ệntìnhcủaĐứcTrí888b Hà Nội, tối 1.10). Chào phố phường quen, chào con đường, chào người bạn, bác xe ôm, nhưng rồi Đức Trí không chỉ chào mà còn hỏi: "Tôi ra đây có phải xưng danh không nhỉ". Chỉ thế thôi, anh đã hiện nguyên là một người Hà Nội nói giọng Sài Gòn, một người hiểu và đi lại thoải mái trong văn hóa đồng bằng sông Hồng, trong lòng Hà Nội.
Trong suốt live show cho tuổi 50 Tựa như gió phiêu du, Đức Trí cứ hỏi, cứ trả lời, cứ tự sự với công chúng, với các nghệ sĩ biểu diễn thật dễ dàng, nhỏ nhẹ. Có vẻ như Đức Trí không muốn giấu bất kỳ điều gì liên quan đến bài hát, phần lớn là tình ca, mình chọn trong đêm diễn quan trọng này.
Từ cô bé Catherine bỗng nhiên buồn quá mà theo anh cô đáng được vui, đến cô gái Hà Nội mà anh phải lòng nhưng thực ra "chúng tôi chưa có gì với nhau cả", cả cô gái "tôi đoán cô ấy có mặt ở đây hôm nay, nhưng tất nhiên rồi cô ấy không cho tôi biết" nữa. "Còn một vài người khác nữa", anh nói.
Những bản tình ca của Đức Trí trong Tựa như gió phiêu du, đã có "lực lượng biểu diễn" rất khác với hồi 2010. Còn nhớ khi ấy, trong một tâm sự tại phòng trà We, trước khi Quốc Thiên hát Vội vàng, Đức Trí nói: "Có một cái trùng hợp là thường thường những bài hát của Trí viết cứ thường phải đưa cho ca sĩ nữ không, mà toàn là những tâm sự của người đàn ông. Rất may là khi Trí có nhiều tâm sự nhất về tình cảm thì anh ca sĩ này (Quốc Thiên) xuất hiện".
Với Tựa như gió phiêu du, bên cạnh Quốc Thiên, Đức Trí có thêm Lân Nhã để hát những bài hát trầm nhất, có Trung Quân của những bài hát có nốt cao vút, có Phạm Anh Khoa để hát rock, có Vũ để thì thầm sáng tác mới hoài niệm tình xưa nhẹ nhàng…
Bên cạnh giọng ca nữ Phương Thanh đã quá quen với nhạc của anh 20 năm nay, còn có Mỹ Tâm vì mê nhạc của anh đồng thời cũng để nghe chuyện "chị đó có ở đây hôm nay", và nhất là Nguyên Hà, một giọng ca dù còn rất trẻ đã ra nét riêng biệt.
Đức Trí là một nhà sản xuất am tường khán giả. Nhạc mục của Tựa như gió phiêu du vì thế có gần như đủ những bài nhất định phải có vì quá nổi tiếng, nhưng cũng có những bài dường như không giống lắm với Đức Trí. Điều đó khiến cho sau 30 bài hát của chương trình, họ vẫn còn có cảm giác có thể nghe thêm, muốn nghe thêm, sẵn sàng nghe thêm nữa.
Tựa như gió phiêu ducó Đức Trí của thời kỳ chịu ảnh hưởng thẩm mỹ cổ điển, cân đối của lớp nhạc sĩ đi trước. Có Đức Trí khác cài âm hưởng dân ca vào trong bài hát nghe "thương" vô cùng. Lại có cả Đức Trí của thời kỳ liên tiếp thử nghiệm, cùng Võ Thiện Thanh cố gắng thúc đẩy nhạc trẻ Việt trên cả sáng tác lẫn thị trường. Bản thân các bản phối thú vị, "vặn vẹo" ca sĩ, để rồi trên bản phối đó công chúng được nghe Trung Quân hát rock cũng rất ngầu, còn Phạm Anh Khoa trầm ấm khi được đặt vào ballad…
Trên một sân khấu đã lược hết chỉ còn lại hình dáng của chiếc đĩa nhựa và bộ loa cách điệu, có thể thấy một Đức Trí luôn sáng tác với sự nhạy cảm với tình yêu trong từng phút giây của đời sống. Vì thế, những bản tình ca của anh có nhiều cung bậc, cả vui cả buồn và có cảm hứng từ mọi lý do, trong đó có lý do "vẫn biết rằng ta, muốn được yêu, thật lòng". Nghe Tựa như gió phiêu du, vì thế, công chúng cũng bị anh cuốn theo vào niềm tin ngây thơ với những mối tình không đầu không cuối nhưng luôn đắm say và giàu tư lự, suy tưởng.
Bài hát kết Tựa như gió phiêu dulà Thương ca tiếng Việtdường như "trệch ray" khỏi những câu chuyện tình liên tiếp. Nhưng nó cho thấy một Đức Trí thật sự muốn cởi mở trong live show quan trọng của tuổi 50. Đó là Đức Trí với say mê ngôn ngữ trong nhiều năm, đến mức như anh nói, là nếu không chọn âm nhạc sẽ trở thành nhà ngôn ngữ. Trong bài hát ấy, có tự sự âm thầm của anh về việc sẽ gắn bó với âm nhạc và ngôn từ trong mọi bài ca.